Phương Pháp Đo Od

Phương Pháp Đo Od

BẠN SẼ THU ĐƯỢC: - Bạn sẽ hoàn toàn chủ động thời gian để nâng cao năng lực - Bạn sẽ hiểu rõ bản chất và nắm chắc trình tự lập dự toán thủ công - Bạn sẽ thực hành đo bóc khối lượng một công trình dân dụng chi tiết từ đầu đến hoàn thiện - Bạn sẽ ứng dụng phương pháp bằng cơm để thực hành trên phần mềm dự toán một cách nhanh chóng.

BẠN SẼ THU ĐƯỢC: - Bạn sẽ hoàn toàn chủ động thời gian để nâng cao năng lực - Bạn sẽ hiểu rõ bản chất và nắm chắc trình tự lập dự toán thủ công - Bạn sẽ thực hành đo bóc khối lượng một công trình dân dụng chi tiết từ đầu đến hoàn thiện - Bạn sẽ ứng dụng phương pháp bằng cơm để thực hành trên phần mềm dự toán một cách nhanh chóng.

Thiết bị đo độ cứng Digital Rockwell MATSUZAWA

Với bộ thử độ cứng Rockwell số RMT series của Matsuzawa, bạn sẽ khám phá được một công cụ đa năng và tiên tiến trong việc kiểm tra độ cứng của các vật liệu. Được thiết kế với nhiều tính năng tiên tiến, bộ thử độ cứng này không chỉ dễ dàng sử dụng mà còn mang lại sự chính xác và độ tin cậy cao.

Với màn hình cảm ứng màu LCD, việc đọc dữ liệu trở nên rõ ràng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Chức năng tự động khởi động giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình kiểm tra. Đặc biệt, hệ thống đo riêng biệt cho nhựa tuân thủ các tiêu chuẩn ASTM và JIS, giúp bạn kiểm tra độ cứng của các vật liệu nhựa một cách chính xác và hiệu quả.

Không chỉ vậy, bộ thử độ cứng này còn được trang bị nhiều chức năng xử lý dữ liệu đa dạng, từ việc đánh giá chấp nhận và từ chối đến tính toán cho bộ nhớ dữ liệu. Đồng thời, việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn như CE giúp đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho quá trình sử dụng.

Kính hiển vi số DSX1000 EVIDENT OLYMPUS

Kính hiển vi số DSX1000 của EVIDENT OLYMPUS là một công cụ mạnh mẽ và tiện ích trong việc quan sát và đo lường các mẫu vật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với các tính năng tiên tiến như lựa chọn lớn các ống kính dễ dàng thay đổi, khả năng chuyển đổi linh hoạt giữa 6 phương pháp quan sát khác nhau chỉ bằng một nút nhấn, và khả năng xem từ góc nhìn gần nhất đến xa nhất một cách nhanh chóng, DSX1000 là một công cụ không thể thiếu cho các ứng dụng yêu cầu sự chính xác và linh hoạt.

Hơn nữa, hệ thống quang học telecentric của DSX1000 đảm bảo độ chính xác cao trong quá trình đo lường, giúp người sử dụng thu thập dữ liệu đáng tin cậy và chính xác. Sự kết hợp giữa công nghệ số hóa và tính năng linh hoạt của DSX1000 không chỉ giúp tăng cường hiệu suất làm việc mà còn mang lại sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.

Với DSX1000, việc quan sát và đo lường các mẫu vật trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết, đồng thời mang lại sự chắc chắn và tin cậy cho kết quả đo lường và phân tích của bạn.

AlphaMOS Analysis- HERACLES Electronic Nose

HERACLES Neo được dành riêng cho việc phân tích hương thơm của sản phẩm cũng như các phân tử hóa học tạo nên mùi, với tùy chọn AroChemBase. Nhờ vào các ứng dụng đa dạng, độ chính xác cao và dễ sử dụng, HERACLES Neo giúp kiểm soát hồ sơ cảm quan của sản phẩm của bạn để tốt hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Các lợi ích độc đáo của hệ thống mũi điện tử HERACLES Neo:

Nhờ vào sự dễ dàng trong việc chuẩn bị mẫu và tính đáng tin cậy cao trong việc đo mùi, hệ thống e-nose HERACLES Neo có thể thay thế cho một bảng cảm quan trong một số thử nghiệm hàng ngày mà có thể khó khăn hoặc gây ra vấn đề về an toàn liên quan đến sự hiện diện của các hợp chất như rượu, dung môi hoặc các hợp chất bay hơi trong nhựa.

Booth 216- VIMF Bình Dương 2024

Cách tính thể tích gỗ xẻ Mỹ và phương pháp chuyển đổi qua hệ đo lường quốc tế.

2. Chiều dày chuẩn và hệ SI (mét) tương đương.

Chiều dày theo hệ Inch khi đổi sang mét sẽ có cách kích thước tương đương như sau:

Ở Việt Nam quy cách: 4/4, 5/4, 6/4 và 8/4 là phổ biến nhất.

3.Thể tích theo Mỹ (Board Feet)

4. Diện tích bề mặt (SM – Surface measure)

Một tấm ván rộng 8 inch, dài 6 feet, dày 3 inch SM = (8 inch x 6 feet) / 12 = 4

BF = 4 x 3 inch = 12 (tấm ván có 12 BF)

6. Tính BF của 1 kiện gỗ xẻ và đổi sang mét khối.

Để xác định BF của một tấm ván, ta nhân SM với độ dày. Một kiện gỗ cũng được tính tương tự như vậy. Đầu tiên tính SM của một lớp gỗ. Diện tích này tính được bằng cách nhân chiều rộng của kiện gỗ, đã trừ đi các khe hở, với chiều dài của kiện gỗ và chia kết quả cho 12. Nếu kiện gỗ không đồng nhất về chiều dài thì sử dụng chiều dài trung bình. Khi đã ước tính xong một lớp, nhân kết quả của lớp này với tổng số lớp.

Có một kiện gỗ gồm 10 lớp gỗ dày 8/4 inch, chiều dài là 10 feet, chiều rộng của kiện là 40 inch. Hãy tính thể tích của kiện gỗ theo mét khối.

BF = (W x L x D)/12 = (40 x 10 x 20) / 12 = 666.6 (BF)

Tra bảng quy đổi nhanh từ BF sang m3:

Ta có: 666.6 (BF) = (2.36/1000) x 666.6 = 1.573 (m3).

Trên đây Gỗ Phương Đông đã khái quát về cách tính thể tích gỗ xẻ Mỹ và cách đổi sang hệ đo lường quốc tế. Bạn có thể tham khảo để tự tính trong những trường hợp cần. Nếu trong quá trình tính toán có gì khúc mắc xin hãy liên hệ với Gỗ Phương Đông. Tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc nhập khẩu và phân phối các mặt hàng gỗ tự nhiên tại nước ta, với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, đảm bảo việc tư vấn thông tin sẽ chính xác và các kiện gỗ đến tay quý khách hàng luôn đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng.

Công Ty TNHH Gỗ Phương Đông ( Eastern Lumber Co., Ltd ) được thành lập năm 2007, chuyên cung cấp các loại gỗ tròn và gỗ xẻ  từ Mỹ, Canada, Châu Âu, Châu Phi, Brazil, New Zealand, Australia, Chile,… cho thị trường trong nước.

Gỗ Phương Đông chúng tôi cung cấp nhiều chủng loại gỗ xẻ, gỗ tròn nhập khẩu như: White Oak ( gỗ Sồi Trắng) – White Ash ( gỗ Tần Bì) – Red Oak (gỗ Sồi Đỏ)– Walnut (gỗ Óc Chó) – Cherry (gỗ Anh Đào) – Poplar (gỗ Dương)– Soft Maple (Gỗ Thích Mềm) – Hard Maple (Gỗ Thích Cứng)– Alder (Gỗ Trăn) – Beech (gỗ Dẻ Gai) – Pine (gỗ Thông) – SPF ( gỗ Thông Canada)– Spruce (gỗ Vân Sam)- Sapelli ( gỗ Xoan Đào) – Doussie (gỗ Gõ Đỏ) – Wenge ( gỗ Muồng Đen) – Bubinga ( gỗ Cẩm Lai) -Padouk (gỗ Hương Đỏ) – Mukulungu (gỗ Sến) – Tali (gỗ Lim) – Okume ( gỗ Dái Ngựa)… với đa dạng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn phân hạng quốc tế.

Nguồn gỗ xẻ Gỗ Phương Đông được nhập khẩu trực tiếp từ đơn vị cưa xẻ sấy: các sản phẩm gỗ xẻ luôn phải đảm bảo độ ẩm, chất lượng, khối lượn, đo đạc đúng yêu cầu, các kiện gỗ tuân thủ còn.nguyên dây đai, nguyên kiện từ đơn vị sản xuất đến tay khách hàng sử dụng.Nguồn gỗ tròn nhập từ các khu vực Châu Phi, Châu Âu, Mỹ, Úc được.phân hạng theo tiêu chuẩn 1SC, 2SC, 3SC, 4SC hoặc ( A, AB, ABC). Các sản phẩm gỗ tròn hoặc gỗ xẻ được đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc gỗ hợp pháp và được kiểm định theo yêu cầu nhập khẩu gỗ.

Trong thời gian từ 2007 đến nay, Gỗ Phương Đông là đối tác tin cậy và thường xuyên của nhiều đơn vị sản xuất gỗ xuất khẩu lớn, đơn vị xây dựng công trình nhà ở, Biệt thự, Resort trong nước, đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, cơ sở thủ công mỹ nghệ, cửa hàng bán gỗ, cơ sở cưa xẻ, …Khách hàng theo các năm tăng dần, thị trường phân phối ở cả 3 miền Nam-Trung-Bắc.

Ngoài việc khách hàng đến xem và chọn kiện gỗ tại địa chỉ kho hàng: đường số 10, KCN Sóng Thần I, Tp. Dĩ An, Bình Dương,chúng tôi còn giao nguyên cont gỗ tròn, gỗ xẻ từ các cảng Tp.HCM /Quy Nhơn/Đà Nẵng/ Hải Phòng đến tận kho khách hàng hoặc cung cấp số lượng lớn cho nhiều chủng loại gỗ theo giá CIF Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Chúng tôi luôn tự tin về “chất lượng” – “dịch vụ” – “giá cả” mà hơn 14 năm qua đã đồng hành cùng Quý khách hàng- đội ngũ kinh doanh năng động, chuyên nghiệp  của chúng tôi luôn luôn sẵn sàng để tư vấn và báo giá!

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được về cách tính thể tích gỗ xẻ Mỹ? Nếu quý khách có nhu cầu mua gỗ xin hãy liên hệ với Gỗ Phương Đông để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé!

Danh mục phương tiện đo lường bắt buộc phải kiểm định (nhóm 2) thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Trên cơ sở Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Đo lường và các văn bản hướng dẫn. Ngày 26/9/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2. Với quy định này, đối tượng áp dụng là Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo; Tổ chức kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo được chỉ định; Cơ quan nhà nước về đo lường, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Về danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo bao gồm: Cân phân tích, Cân kỹ thuật, Cân bàn, Áp kế lò xo, Áp kế điện tử, Huyết áp kế thủy ngân, Huyết áp kế lò xo, Nhiệt kế thuỷ tinh-thuỷ ngân có cơ cấu cực đại, Nhiệt kế y học điện tử tiếp xúc có cơ cấu cực đại, Phương tiện đo pH, nồng độ oxy hòa tan, độ dẫn điện, độ đục của nước, tổng chất rắn hòa tan trong nước, Phương tiện đo độ ồn,…

Đến ngày 26/7/2019, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số  07/2019/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2. Do đó, danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo thay đổi như bảng sau.

Biện pháp kiểm soát về đo lường

Phương tiện đo kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông

- Cân bàn; cân đĩa; cân treo dọc thép-lá đề

Cân ô tô chuyên dùng kiểm tra tải trọng xe cơ giới

Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới

- Đồng hồ đo nước lạnh có cơ cấu điện tử

- Đồng hồ đo khí dầu mỏ hóa lỏng

Phương tiện đo dung tích thông dụng

Phương tiện đo mức xăng dầu tự động

Phương tiện đo vận tốc dòng chảy của nước

Áp kế: áp kế lò xo; áp kế điện tử; baromet

Huyết áp kế gồm: huyết áp kế thủy ngân; huyết áp kế lò xo; huyết áp kế điện tử

Nhiệt kế: nhiệt kế thủy tinh-chất lỏng; nhiệt kế thủy tinh-rượu có cơ cấu cực tiểu; nhiệt kế thủy tinh-thủy ngân có cơ cấu cực đại

- Nhiệt kế y học thủy tinh- thủy ngân có cơ cấu cực đại

- Nhiệt kế y học điện tử tiếp xúc có cơ cấu cực đại

- Nhiệt kế y học điện tử bức xạ hồng ngoại

Phương tiện đo độ ẩm hạt nông sản

Phương tiện đo nhiệt độ, độ ẩm không khí

- Phương tiện đo hàm lượng bụi trong khí thải

- Phương tiện đo hàm lượng bụi trong không khí

Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở

Phương tiện đo nồng độ các khí:

- Phương tiện đo nồng độ các khí trong khí thải

- Phương tiện đo nồng độ các khí trong không khí

Phương tiện đo các thông số của nước:

- Phương tiện đo các thông số của nước trong nước mặt

- Phương tiện đo các thông số của nước trong nước thải

- Công tơ điện xoay chiều 1 pha kiểu cảm ứng

- Công tơ điện xoay chiều 1 pha kiểu điện tử

- Công tơ điện xoay chiều 3 pha kiểu cảm ứng

- Công tơ điện xoay chiều 3 pha kiểu điện tử

Phương tiện đo điện trở cách điện

Phương tiện đo điện trở tiếp đất

Phương tiện đo điện trở kíp mìn

Phương tiện đo cường độ điện trường

Phương tiện đo năng lượng tử ngoại

- Phương tiện đo quang phổ hấp thụ nguyên tử

- Phương tiện đo quang phổ tử ngoại - khả kiến

Phương tiện đo tiêu cự kính mắt

Phương tiện đo độ phân cực xác định hàm lượng đường (độ Pol)

Phương tiện đo độ khúc xạ xác định hàm lượng đường (độ Brix)

Phương tiện đo tự động liên tục các thông số khí tượng thủy văn

Phương tiện đo định vị bằng vệ tinh

Tuy nhiên, các cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện đo cần hiểu và thực hiện đúng biện pháp kiểm soát (kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra,…) phương tiện đo của mình. Việc chọn biện pháp kiểm soát đo lường phương tiện đo được thực hiện theo Điều 16, Luật Đo lường, cụ thể:

“Điều 16. Các loại phương tiện đo

1. Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố.

2. Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng”.

Nhằm hỗ trợ Quý tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo có biện pháp kiểm soát đo lường đúng quy định pháp luật, Trung tâm Kiểm định an toàn và Đo lường III thực hiện chức năng kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật,…phương tiện đo.

Quý tổ chức, cá nhân liên hệ chúng tôi theo địa chỉ:

Điện thoại: (0274) 3 899 738 - Email: [email protected]

Mr. Đông - 0915 940 738 - Email: [email protected]

Mr. Tân - 0916110738 - Email: [email protected]

Xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, nó có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, lưu thông hàng hóa quốc tế và nội địa nhanh chóng và mở rộng thị trường của mỗi Quốc gia. Xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh còn hỗ trợ cho cán cân thanh toán tổng thể của Quốc gia có thặng dư khá lớn. Không chỉ vậy, xuất nhập khẩu tốt còn đóng góp quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát.

Ngành xuất nhập khẩu đang là một ngành “hot” tại Việt Nam

THỰC TRẠNG NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

Những năm vừa qua, chính phủ Việt Nam đã thay đổi hàng loạt chính sách theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giúp trực tiếp thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành, trong đó có ngành xuất nhập khẩu. Ngày 12/12/2017, kim ngạch XNK của Việt Nam cán mốc 400 tỷ đô la.

Giai đoạn 2011-2018 là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng xuất khẩu đã vượt mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong 8 năm tăng gấp 2,51 lần, từ 96,91 tỷ USD năm 2011 lên 243,48 tỷ USD vào năm 2018.

Việt Nam đã cải thiện vị thế để chiếm thứ hạng cao trên bản đồ xuất nhập khẩu thế giới. Nếu như năm 2007, Việt Nam chỉ đứng thứ hạng 50 thì đến năm 2017, đã vươn lên vị trí thứ 27 về xuất khẩu.

Về quy mô thị trường xuất khẩu, năm 2011 chỉ có 24 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó có 3 thị trường trên 10 tỷ USD) thì đến năm 2018, có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó, 4 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 7 thị trường trên 5 tỷ USD).

Trong giai đoạn 2011-2018, hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Tính đến nay, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Giai đoạn 2011-2018, khu vực thị trường châu Á luôn duy trì tỷ trọng khoảng từ 51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ và khu vực thị trường châu Âu duy trì trong khoảng 20-23%. Tỷ trọng khu vực châu Phi và châu Đại Dương thấp hơn so với 3 khu vực còn lại, tổng cộng hai khu vực này đạt khoảng 4%.

Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng trưởng cao trong giai đoạn 2011-2018. Trong đó, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất.

Như vậy, Việt Nam đã trở thành nước xuất siêu kể từ khi tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007. Điều đó giúp cho bức tranh kinh tế của Việt Nam trở nên có triển vọng hơn, đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ vậy, hoạt động xuất nhập khẩu còn thúc đẩy và giải quyết nhiều yếu tố khác như: giải quyết nhu cầu việc làm, tăng kỹ năng quản lý, gia tăng kỹ năng ngoại giao.

Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành XNK

Hiện nay, ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) đều ghi nhận tăng trưởng vượt trội, thị phần xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm được khẳng định.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu tận dụng tốt cơ hội từ cắt giảm thuế quan tại các thị trường có FTA để tăng trưởng. Cụ thể, sau khi Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN- Australia- New Zealand có hiệu lực, với mức thuế suất thuế nhập khẩu về 0%, xuất khẩu điều sang Australia tăng trưởng bình quân đạt 12,9%/năm, thủy sản đạt 6,9%/năm.

Hay khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản có hiệu lực, hồ tiêu xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng đạt 12,8%/năm, cà phê đạt 8,0%/năm; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu có hiệu lực, hạt điều xuất khẩu sang Liên bang Nga tăng 59,6%, rau quả tăng 19,9%, dệt may tăng 53,5%…

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thực thi thì việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ được coi như là một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Qua đó, giúp doanh nghiệp Việt Nam cọ xát hơn nữa với thế giới bên ngoài, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.

Ngành xuất – nhập khẩu và tác động của COVID-19

Tuy nhiên, cuối 2019 đầu 2020, COVID-19 đã có những tác động tiêu cực rõ rệt lên nền kinh tế nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng. Cũng như nhiều biến động xã hội khác như cuộc chiến Mỹ-Trung, thiên tai, chính trị,… cũng làm biến động xu hướng dịch chuyển trong ngành này. Theo Bộ GTVT, thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 30.000 tỷ đồng doanh thu (tương đương giảm 60% so với cùng kỳ), doanh thu ngành đường sắt, đường bộ giảm trên 20%. Giá cổ phiếu của nhóm vận tải, kho bãi giảm rất mạnh (-32,8%) so với đầu năm; và số doanh nghiệp vận tải – kho bãi tạm ngừng hoạt động trong quý 1/2020 tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Mặc dù chịu sự tác động của dịch Covid-19 nhưng từ đầu năm đến nay xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn vẫn tăng trưởng chứng tỏ vai trò chủ lực của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế. Dự kiến nửa cuối năm 2020 nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng trở lại thì xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Còn ngành logistics được nhận định là đầy tiềm năng với tốc độ phát triển nhanh chóng 12-14%/ năm, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/ năm (theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2019 của Bộ Công Thương).

XUẤT NHẬP KHẨU – NHIỀU TIỀM NĂNG NHƯNG THIẾU NHÂN LỰC

Thông qua số liệu có thể thấy, nhịp độ tăng trưởng của ngành xuất – nhập khẩu đang ngày phát triển mạnh mẽ hơn và kéo theo đó là thị trường ngày càng mở rộng. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần một số lượng lớn nhân sự để có thể đáp ứng nhu cầu việc làm của họ. Việt Nam được đánh giá cao về điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi để phát triển ngành logistics, gói gọn trong đó là ngành xuất nhập khẩu, nhưng vẫn chưa thực sự bứt phá vì tình trạng thiếu hụt nhân sự về cả số lượng và chất lượng.

Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến năm 2020, tổng nhu cầu nhân lực sẽ tăng hơn 12 triệu người so với năm 2011, chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo thuộc các ngành Cơ khí – Điện tử, Xuất Nhập khẩu – Logistics, Kinh tế, Quản trị. Tính riêng tại TP.HCM, giai đoạn 2015-2020, nhu cầu nhân lực các nhóm ngành Xuất- Nhập khẩu – Logistics sẽ vẫn thiếu hụt lên đến 80% nhu cầu lao động đã qua đào tạo, khoảng 25000 việc làm/ năm.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, chỉ tính riêng ngành logistics Logistics ở Việt Nam hiện nay cần thêm khoảng gần 20,000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn (theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam). Nhu cầu nhân sự của ngành đang ngày càng bỏ xa khả năng cung cấp của thị trường. Điều này rất không hợp lý với một ngành dịch vụ có quy mô lên đến 37-40 tỷ USD, chiếm 25% GDP của cả nước.

Với con số cầu khủng như vậy, nhưng sự thật là lực lượng lao động được đào tạo chuyên sâu cho ngành xuất nhập khẩu vẫn còn hạn chế và chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu phát triển của ngành. Điều này vô hình chung làm giảm tính cạnh tranh nội lực của một Quốc gia.

Không chỉ dừng lại ở ở kiến thức chuyên môn, nhân sự ngành XNK đòi hỏi sự thích ứng nhanh nhạy và thực sự theo sát nhu cầu của thị trường, có tư duy, tầm nhìn và chuẩn bị sự cải cách cho xúc tiến thương mại. Một nhân viên XNK hiện đại đôi khi còn cần khả năng đánh giá các yếu tố rủi ro và pháp lý khi thực hiện giao dịch thương mại Quốc tế hay cập nhật những thông tin đổi mới quy trình XNK của hải quan trong và ngoài nước.

Theo hội thảo cấp Quốc gia được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về Logistics’’ do cục Xuất nhập khẩu Bộ công thương phối hợp với dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP). Các chuyên gia tại hội thảo cho rằng việc đào tạo theo cách hiện nay đang khiến ngành Logistics rơi vào tình trạng thiếu nhân lực cả về lượng và chất.

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU

Do nguồn nhân lực Logistics cung cấp cho thị trường lao động đang thiếu trầm trọng, cùng với sự thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về vai trò Logistics, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Logistics đang trở nên hết sức cấp thiết.

Tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại ba hình thức đào tạo cơ bản, gồm: Đào tạo tại các trường học – Đào tạo tại Hiệp hội – Đào tạo tại doanh nghiệp. Tại các trường học cấp độ đại học/sau đại học đào tạo chuyên ngành về Logistics hoặc các chuyên ngành gần được đánh giá là có hệ thống khoa học và bài bản, thời gian học tập trung nhưng lực lượng giảng viên vẫn mỏng và chuyên môn chưa thực sự sâu nên không mang lại hiệu quả như mong đợi, học viên chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của nhà tuyển dụng. Hiện nay, mô hình liên kết đào tạo giữa các trường học (hoặc trung tâm đào tạo) chưa được nhân rộng, vì vậy mô hình đào tạo tại các Hiệp hội, doanh nghiệp vẫn cần được phát triển rộng rãi.

Hiểu và nắm bắt được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, OD CLICK đã xây dựng những chương trình Đào tạo in-house nhằm hoàn thiện các kỹ năng chuyên nghiệp cho nhân sự, trong đó nhóm kỹ năng vận hành chuyên nghiệp được xây dựng đặc biệt phù hợp cho các doanh nghiệp ngành logistic. Thông qua nhóm kỹ năng chuyên nghiệp nói chung, kỹ năng vận hành nói riêng, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận những nền tảng vững chắc về logistics như quản trị quy trình, phân phối công việc, giải quyết vấn đề, KAIZEn trong sản xuất,… từ đó nâng cao tổng thể chất lượng ngành nhân sự.

Công ty TNHH Công nghệ Toàn Cầu TBB là một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực Công nghiệp và Công nghệ, đặc biệt là Thiết bị Kiểm tra và Tư vấn Công nghệ.

Công ty TNHH Công nghệ Toàn Cầu TBB là Nhà Phân phối Độc quyền cho Kính hiển vi Công nghiệp EVIDENT OLYMPUS, Máy đo độ cứng MATSUZAWA, Thiết bị đo dây cáp Visio Cable Pro, Hệ thống Chiết xuất GLASER để kiểm tra Sạch sẽ Kỹ thuật tại Việt Nam. TBB Global cũng là Nhà Phân phối Ủy quyền của CREAFORM 3D, NORDSON và YASUDA. Phân khúc này đã mở rộng và phát triển doanh nghiệp liên tục đến hiện tại. TBB Global chủ yếu cung cấp Thiết bị Kiểm tra trong các ngành Công nghệ điện tử, Bán dẫn và Ô tô. Đội ngũ của TBB Global có kinh nghiệm bán hàng hơn 20 năm trong các lĩnh vực Chính phủ như Trường đại học, Giáo dục, Viện nghiên cứu và trong Khu công nghiệp.

– Đại lý độc quyền Kính hiển vi công nghiệp, Máy XRF kiểm tra thành phần kim loại Hãng EVIDENT OLYMPUS.

– MATSUZAWA: Máy đo độ cứng Rockwell, Vicker, Micro-Vicker.

– VisioCablePro: đo lường dây cáp điện.

– BUCHI: NIR-Online và NIR để bàn phân tích trong ngành thực phẩm và thức ăn gia súc – chăn nuôi.

– CREAFORM 3D Canada: HandySCAN3D, MetraSCAN3D, HandySCAN3D MAX.