Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động trong một ngành nghề nào đó.
Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động trong một ngành nghề nào đó.
Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động trong một ngành nghề cụ thể nào đó.
Doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần thì một trong những người quản lý điều hành doanh nghiệp phải có chứng chỉ đó.
Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Thứ hai, điều kiện hành nghề luật sư:
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
– Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
– Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.
– Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
– Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư.
– Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
Thứ tư, cấp chứng chỉ hành nghề luật sư
– Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật này.
– Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
+ Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 17, Luật luật sư.
+ Giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;
+ Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật luật sư.
– Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
– Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật luật sư;
– Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
– Không thường trú tại Việt Nam;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;
– Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Những người quy định tại điểm b khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 03/VNBH-VPQH Luật luật sư.
Luật Đầu tư 2020 quy định về một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề. Cũng có thể hiểu, các ngành nghề này là ngành nghề đặc thù, có tính chuyên môn hóa cao nên để được kinh doanh các ngành nghề này thì buộc người kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề. Đơn cử như pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ pháp lý hay kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh…Vậy, chứng chỉ hành nghề là gì? Và ngành nghề cụ thể nào buộc phải có chứng chỉ hành nghề mới được kinh doanh?
Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề quy định trên thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), các chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, việc đăng kí kinh doanh hoặc đăng kí bổ sung ngành nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 102/2010/NĐ-CP:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
Trên đây là các ngành nghề cần phải có chứng chỉ để có thể hoạt động kinh doanh.
Có nhiều ngành nghề kinh doanh đặc thù, yêu cầu trình độ chuyên môn cao cũng như là đạo đức nghề nghiệp như kinh doanh dịch vụ pháp lý, kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh…Vì vậy, các công ty, doanh nghiệp muốn đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu chứng chỉ phải có nhân viên hoặc giám đốc có đầy đủ chứng chỉ mà pháp luật yêu cầu phải có để từ đó có thể đảm bảo việc giám sát, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hoạt động tại các doanh nghiệp này.
Chứng chỉ hành nghề là một trong những điều kiện bắt buộc khi thành lập công ty và hoạt động kinh doanh. Đơn cử như Điều 35 Luật luật sự 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật luật sư 2012 quy định để thành lập công ty Luật thì thành viên trong công ty phải là Luật sự.
Chứng chỉ hành nghề bên cạnh việc chứng nhận 01 cá nhân có đủ trình độ chuyên môn để hành nghề thì cũng được coi là công cụ để người hành nghề thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin, kiến thức mới trong lĩnh vực của mình.