Tiềm năng và một số bất cập của giao thông đường thủy ở ĐBSCL
Tiềm năng và một số bất cập của giao thông đường thủy ở ĐBSCL
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội có báo cáo do Giám đốc Sở Nguyễn Xuân Đại ký, cho biết toàn Thành phố hiện đang gieo trồng khoảng 93.138ha cây hàng năm (72.058ha lúa, hiện nay đang giai đoạn làm đòng - chín sáp, thời gian thu hoạch lúa tập trung dự kiến từ 25/9-05/10/2024; 21.080ha rau màu, đã thu hoạch khoảng 9.064 ha chiếm 43% diện tích) và 20.339,4ha cây ăn quả. Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 22.600ha.
Ngành nông nghiệp Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng vận hành 324 trạm bơm với công suất khoảng 4.000.000m3/giờ cho các kịch bản mưa; triển khai các biện pháp hạ thấp mực nước để đảm bảo phòng lũ cho 89 hồ chứa thủy lợi; chủ động vận hành trạm bơm tiêu nước đệm trên toàn hệ thống.
Hệ thống tiêu thoát nước khu vực đô thị: Đã thực hiện đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch đối với khu vực nội thành thuộc lưu vực sông Tô Lịch với diện tích 77,5km2. có thể giải quyết được tình trạng úng ngập cho những trận mưa có cường độ mưa theo thiết kế 300mm/2ngày đối với toàn bộ hệ thống, 70mm/h đối với hệ thống cống.
Cập nhật tình hình thiệt hại thiệt hại về người do bão số 3 và mưa lũ sau bão, đã làm 4 người thiệt mạng (trên địa bàn Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Chương Mỹ và cầu Giấy). Trên địa bàn Thành phố có 25.156 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 24.807 cây, tập trung nhiều ở Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm,… Cây đổ đã gây ra các thiệt hại về người và làm một số phương tiện giao thông hư hỏng, cơ sở hạ tầng bị hư hại.
Thành phố Hà Nội đã huy động 573 cán bộ, 80 phương tiện, 200 cái cưa của các đơn vị cây xanh cùng sự hỗ trợ của các sở, ngành liên quan và tối đa lực lượng tại chỗ của địa phương khẩn trương giải tỏa dứt điểm các cây đổ, cành gãy đảm bảo giao thông và sinh hoạt cho Nhân dân
Ngoại thành Hà Nội bị ngập 2.243ha lúa, 1.250ha rau màu, 1.185ha cây ăn quả, hoa, cây hàng năm và 257 ha thủy sản; gẫy, đổ, dập nát, ảnh hưởng khoảng 24.361ha lúa; 3.307ha rau màu; 33.117ha cây ăn quả, hoa, cây hàng năm và 151ha thủy sản.
Các công ty Thủy lợi tăng cường triển khai vận hành các trạm bơm tiêu phòng, chống úng, ngập ngoại thành, hiện đang vận hành 203 trạm bơm tiêu với 776 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng 1.349.580 m3/giờ. Đồng thời, huy động lực lượng khơi thông, tua vớt rác, bơm hút nước giải toả các điểm úng ngập cục bộ trong nội thành với khoảng 2416 người; 323 phương tiện; 139 thiết bị bơm hút chống ngập.
"Lũ ở các tỉnh phía Bắc đang rất căng, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa. Các địa phương cần thông báo, chủ động vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ, đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản cho người dân.
Đến thời điểm này, thủy điện Tuyên Quang đã mở 8 cửa xả, thủy điện Thác Bà mở 3 cửa xả lũ; thủy điện Hòa Bình mở 2 cửa xả lũ. Hiện nay lưu lượng nước về thủy điện Tuyên Quang rất lớn, lên tới 6.000m3/s. Tuy nhiên, Bộ đang điều tiết, cho lượng nước xả ở mức hơn 2.000m3/s. Với tình hình này, thủy điện Tuyên Quang sẽ tiếp tục mở cửa xả lũ.
Hiện lũ trên sông Thao (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ), sông Lô (Hà Giang, Tuyên Quang), sông Lục Nam và sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương) đang lên. Nhiều nơi đang vượt mức báo động 3, (tức lũ rất nguy hiểm, mực nước trong sông, suối đã dâng lên rất cao, tất cả các vùng đất thấp đều đã bị ngập, kể cả những vùng đất thấp nằm trong thành phố; sự an toàn của các đê bảo vệ ven sông đang bị đe dọa).
Tình hình đang rất căng. Chúng tôi đang chỉ đạo xả lũ để giảm thiểu thiệt hại cho hạ du. Hiện đã quy định về các kịch bản ứng phó với từng cấp lũ. Các địa phương cần chủ động vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ, đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản cho người dân".
Trường THCS Nam Phương Tiến A (Hà Nội) ngập sâu trong nước lũ, học sinh được nghỉ học hơn 10 ngày và chưa biết ngày trở lại trường - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, do ảnh hưởng của bão số 3, nước sông Bùi dâng cao tràn đê, khiến một số khu dân cư ven đê đã bị ngập sâu trong nước lũ nhiều ngày qua, để lại những thiệt hại nặng nề về hoa màu, tài sản của người dân, nhiều trường học ngập sâu trong nước.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, đến ngày 18-9, nhiều trường học tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội vẫn ngập sâu trong nước lũ, nhiều học sinh đã được nghỉ học hơn 10 ngày nhưng vẫn chưa thể quay trở lại trường học tập, không thể học trực tuyến vì thiếu điện, thiếu mạng Internet và không có thiết bị học trực tuyến.
Rốn lũ Chương Mỹ ở Hà Nội vẫn ngập sâu, nhiều học sinh đã nghỉ học hơn 10 ngày
Tại xã Nam Phương Tiến, các trường gồm Trường mầm non Nam Phương Tiến A, Trường tiểu học Nam Phương Tiến A và Trường THCS Nam Phương Tiến A vẫn ngập sâu trong nước lũ.
Để vào trường, phóng viên phải di chuyển bằng thuyền gần 2km. Trên các tuyến đường dẫn vào trường, khu vực ngập sâu nhất khoảng 2m.
Ông Nguyễn Bá Phú, 42 tuổi, thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến, cho biết ngày 9-9, nước lũ bắt đầu dâng lên cao, gia đình ông có hai con học tại Trường THCS Nam Phương Tiến A đều được thông báo nghỉ học.
"Các cháu nghỉ học từ ngày 7-9 đến nay. Vì mất điện, mất mạng nên những ngày qua các cháu cũng không thể học trực tuyến được. Mỗi lần muốn sạc điện thoại là phải bơi thuyền gần 2km lên khu vực không ngập để sạc nhờ.
Hiện nước vẫn ngập sâu gần 2m nên chưa thể biết khi nào các cháu có thể trở lại trường học tập. Các cháu nghỉ học dài ngày, tôi cũng lo lắng sợ không theo kịp chương trình, đồng thời sinh hoạt gia đình cũng bị đảo lộn", ông Phú nói.
Những con đường đến trường của học sinh bỗng trở thành "sông", người dân có thể thả lưới bắt cá - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 18-9, ông Nguyễn Bá Thắng, hiệu trưởng Trường THCS Nam Phương Tiến A, cho biết do ảnh hưởng của bão số 3 và nước lũ dâng cao, nhà trường bắt đầu cho học sinh toàn trường nghỉ học từ ngày 7-9, cho đến nay trường vẫn ngập trong nước lũ nên học sinh chưa thể trở lại trường học tập.
Theo ông Thắng, khi nước lũ dâng, nhiều khu vực mất điện, nhiều gia đình phải sơ tán đến nơi an toàn, do vậy hơn 10 ngày qua nhà trường cho học sinh nghỉ học nhưng cũng không thể dạy học trực tuyến.
"Trường có khoảng 200 học sinh, đến sáng nay 18-9 trường bắt đầu triển khai dạy trực tuyến. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50% học sinh tham gia học trực tuyến được, số còn lại không thể tham gia học vì không có thiết bị học trực tuyến, một số hộ nằm trong vùng lũ chưa có điện.
Dự kiến khoảng hết tháng 9 nước lũ mới rút, học sinh mới có thể quay trở lại trường học tập bình thường", ông Thắng nói.
Trước đó ngày 24-7, nhà trường cũng bị ngập lụt kéo dài khoảng 1 tuần. Theo ông Thắng, những ngày qua các thầy cô vẫn giao bài tập qua các nhóm Zalo để phụ huynh cho con em làm bài tập. Thời gian tới nhà trường sẽ cho học sinh học bù để kịp chương trình.
Ông Thắng cho biết bão số 3 kèm nước lũ dâng đã khiến 60 mét tường bao của nhà trường bị đổ sập, nhiều đoạn tường bao bị nứt, sơn trong phòng học bị bong tróc, 6 phòng học bị ngập nước - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Tại Trường tiểu học Hồng Quang (huyện Ứng Hòa), ông Nguyễn Xuân Trường, hiệu trưởng nhà trường, cho hay từ ngày 13-9, nhà trường phải cho học sinh nghỉ học vì nước lũ dâng khoảng 80cm tính từ mặt sân trường, trong phòng học nước lũ dâng cao 40cm.
Vì đa số các địa bàn lân cận Trường tiểu học Hồng Quang đều mất điện và không có mạng trong những ngày nước lũ dâng nên nhà trường cũng không thể dạy học trực tuyến.
"Đến sáng 15-9, nước lũ rút một phần, cán bộ và giáo viên trong trường đã có mặt tại trường để lau dọn các phòng học, phòng chức năng theo mực nước rút, nước rút tới đâu dọn dẹp tới đó.
Ngày 17-9 trường vẫn còn ngập, tuy nhiên việc học của học sinh không thể dừng lại lâu được nên hôm nay 18-9 trường bắt đầu cho học sinh học trực tuyến.
Dự kiến học sinh sẽ học trực tuyến đến ngày 20-8. Hiện tại chỉ còn khoảng 20 hộ dân chưa được cấp điện trở lại", ông Trường nói.
Ông Trường cho biết thêm sắp tới nhà trường sẽ phải cho học sinh học cả thứ bảy và chủ nhật để bù vào những ngày nghỉ vừa qua.