Kim Ngạch Xuất Khẩu Việt Nam 2021

Kim Ngạch Xuất Khẩu Việt Nam 2021

Cụ thể, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020 nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%.

Cụ thể, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020 nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%.

Kim ngạch xuất nhập khẩu (Export-import turnover)

Kim ngạch xuất nhập khẩu trong tiếng Anh là Export-import turnover.

Kim ngạch xuất khẩu (Export turnover) là tổng giá trị xuất khẩu của các (hoặc một) hàng hoá xuất khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định thường là quý hoặc năm, sau đó qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định

Kim ngạch nhập khẩu (Import turnover) là tổng giá trị nhập khẩu của các (hoặc một) hàng hoá nhập khẩu vào quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.

Kim ngạch xuất nhập khẩu (Export-import turnover) là tổng kim ngạch nhập khẩu cộng tổng kim ngạch xuất khẩu.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 244,72 tỉ USD, tăng 13,8% so với năm 2017. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 69,2 tỉ  USD, tăng 15,9%, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 175,52 tỉ USD, tăng 12,9%, chiếm 71,7% (giảm 0,6 điểm phần trăm so với năm 2017).

Năm 2018 là năm thành công với chỉ tiêu xuất khẩu và cán cân thương mại khi tăng trưởng xuất khẩu đạt tốt với 13,8%, cao hơn chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Qui mô xuất khẩu tăng mạnh, hiện nay cả nước có khoảng 26 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD, 8 mặt hàng đạt trên 5 tỉ USD và 5 mặt hàng trên 10 tỉ  USD.

Khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước tiếp tục có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tốt, đạt 69,2 tỉ USD, tăng 15,9% so với cùng kì. Nếu các năm trước, tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước thường xuyên đạt thấp hơn khối FDI thì năm 2018 đã "đảo chiều", đạt cao hơn khối FDI.

Cùng với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt tốt, cán cân thương mại năm 2018 đã duy trì thặng dư, ước đạt 7,2 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay. Việc kiểm soát tốt cán cân thương mại giúp tăng nguồn cung ngoại tệ, ổn định thị trường ngoại hối, ổn định cán cân thương mại thanh toán quốc tế.

Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu 2019

Năm 2019, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tập trung các giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa như phát triển sản xuất và tạo nguồn hàng chất lượng để đảm bảo qui mô xuất khẩu; phát triển và mở cửa thị trường; tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu và liên kết chuỗi sản xuất, chế biến.

Đặc biệt, tập trung nâng cao hiệu quả kết nối, phối hợp đồng bộ với các đơn vị giải quyết vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế như chống trợ cấp, chống bán phá giá... Thay đổi căn bản trong xúc tiến thương mại, đi sâu vào các mặt hàng chủ lực trong từng giai đoạn chứ không làm dàn trải như hiện nay để đưa sản phẩm Việt Nam đến ngày càng nhiều thị trường trên thế giới.

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Tài chính)

9 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 9.274 tấn ớt, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 22,2 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và tăng 31,8% về kim ngạch so cùng kỳ.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu ớt của Việt Nam trong tháng 9 đạt 474 tấn với kim ngạch 1 triệu USD, giảm 39% so với tháng trước. Lào là thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam trong tháng 9 đạt 206 tấn, tiếp theo là Trung Quốc 154 tấn.

Lũy kế trong 9 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 9.274 tấn ớt, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 22,2 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và tăng mạnh 31,8% về kim ngạch so với cùng kỳ. Các thị trường xuất khẩu hàng đầu bao gồm: Trung Quốc và Lào chiếm tới 33% và 43% thị phần.

Ớt là loại quả không còn xa lạ gì với người tiêu dùng Việt Nam, được bán với mức giá dao động từ 22.000 - 28.000 đồng/kg. Người nông dân ví cây ớt là loại cây ‘một vốn mười lời’ vì ớt có đặc điểm sinh trưởng ngắn ngày, có thể trồng xen với cây ăn quả và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc nên phù hợp với điều kiện canh tác của người nông dân trên khắp cả nước. Thông thường, ớt sẽ được xuống giống cây vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Cây ớt sau 2 tháng trồng bắt đầu cho thu hoạch từ 3 - 4 đợt trong khoảng 3 tháng, chất lượng quả cao nhất với trọng lượng lý tưởng có thể lên đến 4kg mỗi cây.

Trên thế giới, ớt được trồng trên diện tích khoảng 19,89 triệu ha. Các nước trồng ớt chính là Ấn Độ, Myanmar, Bangladesh, Pakistan, Thái Lan, Việt Nam, Romania, Trung Quốc, Nigeria và Mexico… Riêng đối với ớt khô, Ấn Độ là nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới, chiếm hơn 6,11% vào năm 2021, tiếp theo là Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia. Ấn Độ cũng là nhà sản xuất và tiêu thụ ớt hàng đầu thế giới với khoảng 36% sản lượng toàn cầu, xuất khẩu khoảng 30% tổng sản lượng.

Tại Việt Nam, cây ớt ở Đồng Tháp và đặc biệt là ở huyện Thanh Bình được coi là “vựa ớt lớn nhất miền Tây”. Các xã vùng cù lao và các xã vùng ven sông Tiền là những khu vực tập trung nhiều diện tích trồng ớt. Sản lượng ớt tươi hơn 22.500 tấn/năm. Theo thống kê, diện tích trồng ớt ở tỉnh Đồng Tháp hiện có gần 2.000 ha/năm, năng suất bình quân hơn 10 tấn/ha.

Bên cạnh đó, Lạng Sơn cũng là một trong những vùng trồng ớt trọng điểm, diện tích trồng ớt trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.479ha, tăng 91ha so niên vụ năm 2022.

Trung Quốc giữ vai trò là thị trường xuất khẩu lớn nhất mặt hàng ớt trong những năm gần đây. Theo một số chuyên gia nhận định, do ớt Việt có độ cay cao và có nhiều loại khác nhau như ớt chỉ thiên, ớt hiểm, ớt sừng vàng... đều rất cay nên được thị trường này ưa chuộng.

Trước đó, từ tháng 3/2022, ớt tươi của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Các lô hàng ớt tươi đều phải được xử lý kiểm dịch và chú thích rõ các tham số liên quan trong chứng thư kiểm dịch thực vật.

Trong năm 2023, xuất khẩu ớt đạt kim ngạch 20 triệu USD, tương ứng với hơn 10.000 tấn, tăng mạnh 107% so với năm 2022. Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất ớt lớn nhất thế giới.