Kiêng Kỵ Ngày Mùng 1 Đầu Tháng

Kiêng Kỵ Ngày Mùng 1 Đầu Tháng

Việc thắp hương mùng 1 đầu tháng mang ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Bài viết này Sứ Vạn Niên sẽ cung cấp những thông tin về những điều kiêng kỵ và lưu ý khi thắp hương vào mùng 1 đầu tháng để đảm bảo sự linh thiêng và tôn nghiêm. Chúng tôi hi vọng chủ đề ngày hôm nay sẽ giúp bạn có thêm thông tin, kiến thức về cách thắp hương đúng cách, những điều cần tránh và các lưu ý quan trọng để mang lại may mắn, bình an và tài lộc cho gia đình trong suốt tháng mới.

Việc thắp hương mùng 1 đầu tháng mang ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Bài viết này Sứ Vạn Niên sẽ cung cấp những thông tin về những điều kiêng kỵ và lưu ý khi thắp hương vào mùng 1 đầu tháng để đảm bảo sự linh thiêng và tôn nghiêm. Chúng tôi hi vọng chủ đề ngày hôm nay sẽ giúp bạn có thêm thông tin, kiến thức về cách thắp hương đúng cách, những điều cần tránh và các lưu ý quan trọng để mang lại may mắn, bình an và tài lộc cho gia đình trong suốt tháng mới.

Kiêng để bàn thờ bừa bộn, không sạch sẽ

Bàn thờ không sạch sẽ sẽ làm mất đi sự trang nghiêm và linh thiêng. Gia chủ cần thường xuyên lau dọn bàn thờ, sắp xếp các vật phẩm thờ cúng gọn gàng, ngăn nắp để duy trì sự tôn nghiêm và linh thiêng cho không gian thờ cúng.

Những Điều Kiêng Kỵ Khi Thắp Hương Mùng 1 Đầu Tháng

Ngày mùng 1 đầu tháng có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa tâm linh của người Việt. Đây là thời điểm bắt đầu một chu kỳ mới, mang ý nghĩa khởi đầu tốt lành. Việc thắp hương vào ngày này giúp gia chủ cầu mong sự bình an, may mắn và tài lộc cho gia đình trong tháng mới. Thắp hương vào mùng 1 đầu tháng cũng giúp duy trì năng lượng tích cực trong gia đình, xua đuổi điều xấu và thu hút tài lộc.

Thực hiện nghi lễ thắp hương

Thắp hương với lòng thành kính, cầu nguyện một cách trang nghiêm. Đọc văn khấn mùng 1 đầu tháng để cầu mong sự phù trợ và bình an cho gia đình. Văn khấn cần được thực hiện với lòng thành và sự tôn trọng cao nhất.

Việc thắp hương mùng 1 đầu tháng và tuân thủ các điều kiêng kỵ và lưu ý là rất quan trọng để đảm bảo sự linh thiêng và tôn nghiêm cho không gian thờ cúng. Gia chủ cần giữ lòng thành kính và tuân thủ các nguyên tắc thờ cúng để duy trì năng lượng tích cực và thu hút tài lộc cho gia đình.

Nếu gia chủ có khởi đầu năm mới tốt đẹp thì cả năm sức khỏe dồi dào, sự nghiệp hanh thông. Vì vậy, bạn nên biết những điều kiêng kỵ sau để ‘đầu xuôi, đuôi lọt’.

Những điều kiêng kỵ trong ngày mùng Một Tết

Điều 1: Tránh thúc giục mọi người dậy

Tương truyền, ngày đầu năm mới không được đánh thức người còn đang ngủ, nếu không người bị đánh thức sẽ nằm trên giường bệnh cả năm. Ngoài ra, việc gọi tên đầy đủ thành viên nào đó trong gia đình để thúc giục họ trong ngày đầu năm mới là điều cấm kỵ. Việc làm này có thể mang vận xui, khiến họ cả năm tất bật, mất đi sự an nhàn.

Chính vì vậy, dù là chúc Tết, trao đi và nhận lại những điều tốt lành, mọi người cũng không cần quấy rầy giấc ngủ, thúc giục đối phương gấp rút trong ngày đầu năm mới.

Người ta cho rằng, ngủ trưa trong ngày đầu năm mới sẽ khiến con người ta lười biếng cả năm, không có lợi cho sự nghiệp phát triển và cản trở vận may trong công việc.

Điều 3: Tránh lau chùi: quét sàn, đổ rác, giặt quần áo, gội đầu

Trong ngày đầu năm mới, tốt nhất không nên động tay vào công việc dọn dẹp như quét nhà, giặt quần áo, đổ rác. Theo tục xưa, người ta cho rằng những việc làm này sẽ đuổi Thần Tài đi và cuốn trôi mất tài vận của gia chủ.

Theo truyền thống, ngày 28 Tết là ngày "giặt giũ", mọi công việc dọn dẹp, vệ sinh nên hoàn thành vào ngày 28 Tết! Người ta cũng cho rằng, rác từ mùng 1 đến mùng 4 tết là "của cải" của gia đình, không được vứt bỏ trước ngày này.

Ngoài ra, bạn không được gội đầu vào ngày đầu tiên của năm mới, việc làm này sẽ ‘gột rửa, cuốn trôi’ tài lộc của cả năm. Cùng với đó, việc gội đầu ngày đầu năm mới có thể khiến tài năng cùng với kiến thức đã tích lũy trong năm cũ bị trôi sạch. Hơn nữa, việc xõa tóc lúc gội đầu tương đồng với hình ma quái, cõi âm, do vậy việc này bị cấm trong năm mới để tránh những điều xui xẻo.

Điều 4: Tránh nấu cơm mới, cháo trắng và uống thuốc

Thời xưa, chỉ những người nghèo không đủ ăn mới cần ăn cháo, vì vậy, ngày đầu năm mới, tất cả gia đình đều kiêng ăn cháo. Tương tự như vậy, con người chỉ uống thuốc khi có bệnh, do đó, mọi người cũng không nên uống thuốc, kể cả những loại thuốc bổ như vitamin để tránh bệnh tật gõ cửa.

Cũng có truyền thuyết cho rằng không nên nấu cơm mới vào ngày đầu năm, nên ăn đồ thừa của đêm giao thừa, điều này đồng nghĩa với một năm mới dư đủ!

Những điều kiêng kỵ ngày mùng 2 Tết

Điều 5: Tránh tặng quà theo số lẻ

Mùng 2 tết là ngày con gái và con rể về quê chúc Tết. Tuy nhiên, họ không thể trở về tay không mà cần chuẩn bị quà để chúc sức khỏe, may mắn cho gia đình. Tương truyền, quà và lì xì phải chuẩn bị theo cặp vì số lẻ bị cho là điềm xui xẻo.

Những điều kiêng kỵ ngày mùng 3 Tết

Điều 6: Không đi chúc Tết họ hàng

Ngày mồng 3 tết, ngày "Xích khẩu" là ngày "Thần thịnh nộ", mang ý nghĩa xui xẻo, đen đủi. Ngày Xích Khẩu dễ xảy ra tai họa, lời ra tiếng vào, dễ tranh cãi, mâu thuẫn. Vì vậy, mọi người nên tránh đi chúc Tết họ hàng vào ngày mùng 3 Tết kẻo rước họa vào thân, làm cho gia đạo bất hòa.

Những điều kiêng kỵ ngày mùng 4 Tết

Điều 7: Tránh đi chơi xa, ở nhà rước Thần

Ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch là ngày truyền thống "Ngày rước thần", bạn phải ở nhà, đón thần tài, thần bếp và thổ địa về để bảo vệ gia đình. Do vậy, gia chủ cần chuẩn bị hoa quả, thắp hương và thắp nến để thể hiện sự tôn trọng, không nên đi ra ngoài. Tương truyền, ông Táo sẽ đặt tên cho các thành viên trong gia đình, vì vậy nếu muốn được thần linh phù hộ thì không nên xuất hành vào ngày mùng 4 đầu năm.

Những điều kiêng kỵ ngày mùng 5 Tết

Điều 8: ‘Tiễn đưa người nghèo’, tránh ở bẩn

Rác từ mùng 1 đến mùng 4 tết có nghĩa là "của cải" trong gia đình, nhưng sau ngày mùng 5 tết thì loại "của cải" này khiến gia chủ trở nên "nghèo nàn". Vì vậy, vào ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm nên dọn dẹp sạch sẽ mọi thứ rác rưởi trong ngày Tết. Tục gọi là "tiễn đưa người nghèo" để mang lại may mắn, phú quý, vì vậy, mọi loại rác trong nhà cần được vứt bỏ, dọn và lau nhà sạch sẽ, tránh để bẩn.

Những điều kiêng kỵ trong ngày mùng 7 tết.

Điều 9: Tôn trọng lẫn nhau và tu dưỡng bản thân

Nhân Thắng Tiết, Nhân Khánh Tiết, Nhân Khẩu Nhật hay Nhân Thất Nhật là tên gọi của ngày 7 tháng Giêng âm lịch. Ngày này còn được gọi nôm na là ngày "sinh nhật của loài người". Chính vì vậy, mọi người nên tôn trọng lẫn nhau, cha mẹ không nên trách mắng con cái.

Ngoài ra, ngày 7 tháng Giêng âm lịch cũng là "bảy ngày ác", để tránh những việc không như ý xảy ra trong ngày này thì bạn nên ở nhà để phục hồi thân tâm, tránh đi xa.

Từ ngày mùng 1 đến ngày 15 năm mới: những điều kiêng kỵ tổng thể

Trong tiếng Hán, chữ "hài’ giày và chữ "tà" đồng âm, mua giày sẽ không may mắn, dễ bị tà ma theo đuổi. Điều này tạo cảm giác mọi việc không suôn sẻ, không tốt lành.

Vì vậy, dù đôi giày có đẹp hay giá cả phù hợp, bạn cũng nên đợi qua ngày 15 rồi mới mua. Trong trường hợp, bạn lỡ mua giày trong những ngày đầu năm thì nên bọc vào giấy đỏ, để ngoài cửa 1 đêm. Sáng hôm sau cần gỡ bỏ và đốt lớp giấy bọc đó.

Điều 11: Tránh mặc quần áo màu đen và trắng

Quần áo màu đen và trắng là màu truyền thống của quần áo tang. Vì vậy, mọi người nên tránh diện trang phục có 2 tông màu này trong dịp năm mới để tránh cho những lớn tuổi cảm thấy xui xẻo.

Năm mới tốt nhất nên mặc quần áo màu đỏ, vì đó là vượng khí, là điềm lành. Nếu cho rằng trang phục màu đỏ khó phối đồ thì cũng nên đeo phụ kiện màu đỏ. Quần áo màu hồng, cam cũng có thể là lựa chọn đẹp mà không bị mang tà khí.

Hầu hết những những điều kiêng kỵ trong những ngày đầu năm đều liên quan đến truyền thuyết dân gian ngày Tết. Bạn có thể có thể tin hoặc không, nhưng điều quan trọng nhất trong ngày Tết là phải vui vẻ, sum vầy, đoàn tụ!