Công Việc Làm Farm Ở New Zealand

Công Việc Làm Farm Ở New Zealand

Bạn vui lòng nhập đầy đủ thông tin để nhận ngay mức phí thấp chưa từng có.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ thông tin để nhận ngay mức phí thấp chưa từng có.

Chuẩn bị làm Bank Statement

Immigration New Zealand yêu cầu bạn phải có đủ kinh phí để trang trải trong vòng ít nhất 6 tháng (kể cả việc mua vé máy bay rời khỏi New Zealand). Bạn cần phải nộp giấy tờ chứng minh mình có đủ khả năng tài chính. Immigration New Zealand bắt buộc bạn phải cho họ thấy bạn có ít nhất NZ$4,200 trong tài khoản.

Các bạn nên chuẩn bị số tiền NZ$4,200 (khoảng US$3,000 hay 65 triệu VND). Thời điểm nào thì nên gởi vào bank? Một số bạn nếu có dư dả thì nên gởi sớm vài tuần trước ngày nộp đơn. Nếu các bạn không có đủ tiền thì có thể sau khi nộp đơn xong, bỏ tiền vào tài khoản cũng được.

Số tiền này chỉ để chứng minh cho nhân viên xét duyệt visa thấy, không bắt buộc bạn phải có nó dài hạn. Cách thức thông thường các bạn hay làm là vay mượn người thân, gia đình, bạn bè cho đủ rồi bỏ vào bank.

Bạn không cần gởi NZD vào tài khoản, có thể dùng VND hay USD đều được cả. Các bạn nên chuẩn bị tài khoản này sớm thì tốt hơn, đừng chờ đến khi nộp đơn thành công rồi mới vay mượn tiền bỏ vào tài khoản vì nhiều khi nhân viên xét hồ sơ khó, họ sẽ hỏi và yêu cầu chứng minh này nọ. Tất cả tuỳ vào nhân viên xét hồ sơ thôi. Không phải ai cũng sẽ yêu cầu chứng minh, tuy nhiên đã có bạn bị hỏi rồi!

Các bạn gởi vào ngân hàng nào cũng được, dưới bất kỳ hình thức nào từ loại tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn hay không kỳ hạn hay là tài khoản bình thường đều được, miễn sao tài khoản đó đứng tên chính bạn (lưu ý là tài khoản phải trùng tên với người xin visa).

Ngoài ra ngân hàng đó sẵn sàng cung cấp bank statement bằng tiếng Anh cho các bạn. Bank statement là tờ giấy cấp bởi ngân hàng xác nhận số dư tài khoản của bạn tại thời điểm cấp. Lưu ý một số ngân hàng chỉ cấp bank statement bằng tiếng Việt, khi đó bạn cần đi dịch (nhưng đa phần các bank đều cấp bank statement song ngữ). Nếu bạn gửi tiền VND thì nên nhờ ngân hàng chuyển đổi sang USD (nếu được thì NZD càng tốt) khi thể hiện trong bank statement cho rõ ràng hơn.

Du lịch New Zealand với thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện và nền ẩm thực đa dạng đáng nhớ. Trước khi kết thúc cuộc hành trình tuyệt vời ở xứ sở Kiwi, sau đây là danh sách quà tặng bạn có thể tham khảo làm quà cho những người thương.

Chocolate Whittaker’s là nhãn hiệu sô cô la có lịch sử lâu đời tại New Zealand với các hoạt động sản xuất và kinh doanh từ năm 1896. Thương hiệu sô cô la nổi tiếng này không chỉ là đặc sản yêu thích của người dân New Zealand mà còn là một niềm tự hào hương vị với sôcôla được chế biến hoàn toàn từ hạt ca cao chất lượng cao trong một quy trình được kiểm soát nghiêm ngặt. Bên cạnh đó sôcôla của Whittaker’s còn vô cùng đa dạng về hương vị, nhân và chủng loại, được đóng gói với rất nhiều kích cỡ bao bì khác nhau. Du khách có thể ban đầu sẽ cảm thấy cực kỳ phần khích như vừa lạc vào nhà máy bánh kẹo của Charlie và nhanh chóng thay đổi cảm xúc sang bối rối trước hằng hà sa số thanh, gói kẹo sôcôla xếp đày trên kệ trước mặt. Lời khuyên là bạn nên thử tất cả những loại sôcôla trong khoảng thời gian du lịch New Zealand để tìm ra hương vị yêu thích của mình hoặc hương vị bạn cho là ngon nhất.

Ngoài những thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ kỳ thú, New Zealand  còn được thế giới biết đến nhờ món mật ong Manuka vô cùng nổi tiếng. Đặc sản trứ danh này là một loại mật ong đặc biệt gần như chỉ có thể tìm thấy trên đất nước xinh đẹp này. Nguồn gốc của loại mật ong thơm ngon Makuna bắt nguồn từ những chú ong thụ phấn cho một bụi cây bản địa có tên là Manuka. Điều đặc biệt về mật ong manuka nằm ở phẩm chất kháng khuẩn tự nhiên của nó. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong mật hoa của hoa manuka có chứa thành phần kháng khuẩn ở nồng độ rất cao. Đây là lý do giải thích tại sao mật ong manuka đắt hơn nhiều so với mật ong thông thường. Có rất nhiều loại mật ong Maku na khác nhau. Vì vậy, trừ khi bạn có ý định sử dụng cho các vấn đề sức khỏe nghiêm túc hoặc cho mục đích y khoa, lựa chọn mật ong Makuna ở nồng độ UMF 10+ là lý tưởng nhất. Đây là nồng độ phù hợp nhất khi pha với trà hoặc nước ấm để thưởng thức hương vị mật ong thiên nhiên tinh túy tuyệt vời.

L&P là viết tắt của Lemon & Paeroa, hai thành phần chính của món đồ uống thú vị này và cũng mô tả ngắn gọn về công thức phát minh của nó. Ra đời vào năm 1097, món nước chanh kết hợp với nước khoáng có ga bắt nguồn từ thị trấn Paeroa –  L&P xuất hiện trên thị trường từ đó. Món đồ uống đặc biệt của New Zealand này có vị gần giống với Sprite hoặc 7-Up nhưng cho cảm giác gấp đôi lượng carbon. Một lon L&P giải khát cho buổi trưa nóng nực sẽ giúp bạn cảm thấy cực kỳ sảng khoái.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không thích hương vị của món đồ uống mới lạ này, hoặc chỉ đơn giản bạn muốn một thứ gì đó “hạng nặng” hơn, chất hơn, bia thủ công sẽ là món đồ uống danhfc ho bạn. New Zealand cũng rất nổi tiếng với việc sản xuất bia thủ công vì vậy hãy mang về cho các “cạ nhậu” ở quê nhà một vài chai bia thơm ngon mát lành bạn nhé! Nếu muốn đem về cho bạn bè người thân chút hương vị New Zealand độc đáo này, bạn có thể gói các lon trong hộp giấy và xếp vào hành lý ký gửi của mình trong chuyến bay về nhà.

Khi nói đến những món quà lưu niệm bằng hiện vật, có lẽ không có gì đậm chất New Zealand hơn một chiếc vòng cổ ngọc bích. Ngọc bích, còn được gọi là đá xanh hay pounamu, được khảm trên dây chuyền và có bán ở khắp mọi nơi trên đất nước. Trên mặt dây chuyền ngọc bích thường sẽ được khắc một biểu tượng Maori thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa bạn và người nhận. Theo truyền thống, bạn chỉ nên mua một chiếc vòng cổ ngọc bích để tặng làm quà cho một người đặc biệt mà thôi. Vì thế đây sẽ là món quà lưu niệm rất ý nghĩa cho một ai đó quan trọng với bạn đó. Bạn cũng nên lưu ý theo tập tục thì bạn chỉ nên mua vòng cổ ngọc bích để tặng chứ không mua để sử dụng cho mình.

Nhẫn trong BST Chúa tể những chiếc nhẫn

Nếu là trên phim thì bạn đang ở vùng Trung địa, nơi xuất phát của Hiệp hội nhẫn thần. Chắc hẳn bạn cũng có ít nhất một người bạn là fan cuồng của bộ phim bom tấn này phải không nào? Mang về cho canh ấy hoặc cô ấy một món kỷ vật độc đáo như chiếc nhẫn thần được tạo ra bởi đội ngũ sản xuất đạo cụ cho The Lord of the Rings chẳng hạn. Hang Weta ở Wellington có cả tá thứ hay ho và kỳ quặc đủ để khiến bạn của bạn phải hét lên vì sung sướng.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ thông tin để nhận ngay mức phí thấp chưa từng có.

BẢNG TỔNG KẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN NỘP ĐƠN WORKING HOLIDAY NEW ZEALAND

Để dễ dàng cho các bạn tham khảo, bảng sau đây liệt kê toàn bộ mục đích và yêu cầu của chương trình Working Holiday New Zealand

Yêu cầu có thể có thay đổi, các bạn nên vào trang Immigration New Zealand mục Vietnamese Working Holiday check lại thường xuyên để có thông tin mới nhất.

Bằng tốt nghiệp Đại học / Cao đẳng và bảng điểm

Theo qui định của Immigration New Zealand, các bạn PHẢI tốt nghiệp Cao Đẳng, Đại Học các trường chính qui với thời gian học tối thiểu là 3 năm liên tục.

Vì Immigration New Zealand yêu cầu thời gian học tối thiểu là 3 năm, bạn cần chứng minh điều này với nhân viên xét hồ sơ:

Lưu ý: Nếu bằng tốt nghiệp cần dịch ra tiếng Anh thì bạn cần kiểm tra lại xem họ dịch đúng hay không nhé. Đã từng có vài trường hợp họ dịch sai và INZ ko chấp nhận, đòi thêm bằng chứng này nọ. Tốt nhất là kiểm tra từng tờ xem họ dịch có chính xác không. Đừng vì vài phút không kiểm tra mà làm hồ sơ bị chậm trễ!

Nhiều bạn có ý định là vừa tốt nghiệp xong sẽ đăng ký tham gia Working Holiday luôn, lợi dụng 1 năm này làm “gap year” trước khi kiếm được việc. Đây cũng là một ý tưởng hay vì đôi khi có việc làm rồi, các bạn khó có thể bỏ công việc để đi nếu đó là việc có thu nhập tốt và có tương lai.

Ở Việt Nam thông thường bằng tốt nghiệp sẽ được phát vào tháng 9 hoặc 10 hàng năm. Trong khi chương trình Working Holiday sẽ mở ra vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Vào thời gian này nhiều bạn đã tốt nghiệp nhưng chưa nhận được bằng. Nhiều bạn lo lắng là sẽ bị trễ một năm vì chưa kịp có bằng theo yêu cầu của Immigration New Zealand.

Vấn đề này giải quyết khá đơn giản. Một số bạn Working Holiday năm trước đã từng áp dụng và thành công. Sau khi đã tốt nghiệp (nhớ là các bạn PHẢI tốt nghiệp rồi nhé, không phải chỉ là học xong năm 3 là được) các bạn lên trường xin giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bảng điểm. Immigration New Zealand chấp nhận 2 loại giấy tờ này để xem như bạn đã tốt nghiệp Cao Đẳng/Đại Học.

Nếu giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bảng điểm bằng tiếng Việt thì tất nhiên các bạn đừng quên dịch nó ra tiếng Anh và công chứng ở các phòng công chứng nhé!

Immigration New Zealand không yêu cầu nộp bản chính của passport mà chỉ yêu cầu nộp bản sao có dấu xác nhận sao y bản chính. Do đó các bạn cũng nên chuẩn bị sẵn bản photo passport.

Vì passport là song ngữ nên không cần đi dịch. Chỉ cần photo trang đầu tiên có hình và đem ra Uỷ Ban Nhân Dân quận/huyện xin xác nhận sao y bản chính.

Các bạn cũng không cần photo hết nguyên cuốn passport. Chỉ cần trang đầu tiên có dán hình là đủ.

Hiện nay passport của Việt Nam có thời hạn là 10 năm. Đã có nhiều bạn làm passport từ lâu nhưng quên kiểm tra ngày hết hạn cho đến sát ngày nộp đơn mới phát hiện ra. Các bạn nên chú ý kiểm tra thời hạn passport của mình càng sớm càng tốt.

Immigration yêu cầu khi các bạn đến New Zealand, passport phải còn hiệu lực ít nhất 15 tháng. Nếu passport chỉ còn hạn dưới 12 tháng trước ngày nộp đơn thì các bạn tốt nhất là nên xin passport mới ngay bây giờ.

Thời gian và thủ tục xin cấp lại passport không lâu và không phức tạp. Tuy nhiên cũng mất vài tuần.

Lời khuyên: nếu bạn đọc đến đây và có ý định tham gia chương trình Working Holiday năm nay thì lập tức nên mở passport ra kiểm tra ngay bây giờ!