Chợ Hàng Da Ngày Xưa

Chợ Hàng Da Ngày Xưa

Sơ thời, ngày 1-1-1868, huyện Phong Phú được sáp nhập với vùng Bãi Sào/Xàu (Sóc Trăng) lập thành quận, lập Tòa bố tại Sa Ðéc. Hạt Sa Ðéc (phủ Tân Thành) đặt lỵ sở tại Sa Ðéc gồm 3 huyện: Vĩnh An, An Xuyên và Phong Phú. Trong đó, huyện Phong Phú được phân cấp hành chính cơ sở gồm 8 tổng (3 tổng cũ, 5 tổng mới phía Nam sông Hậu). Vào thời điểm này ở huyện Phong Phú có 5 chợ chính là: Cần Thơ, Ô Môn, Bình Thủy, Trà Niềng và Cái Răng.

Sơ thời, ngày 1-1-1868, huyện Phong Phú được sáp nhập với vùng Bãi Sào/Xàu (Sóc Trăng) lập thành quận, lập Tòa bố tại Sa Ðéc. Hạt Sa Ðéc (phủ Tân Thành) đặt lỵ sở tại Sa Ðéc gồm 3 huyện: Vĩnh An, An Xuyên và Phong Phú. Trong đó, huyện Phong Phú được phân cấp hành chính cơ sở gồm 8 tổng (3 tổng cũ, 5 tổng mới phía Nam sông Hậu). Vào thời điểm này ở huyện Phong Phú có 5 chợ chính là: Cần Thơ, Ô Môn, Bình Thủy, Trà Niềng và Cái Răng.

Ấn tượng chợ nổi Cái Răng xưa trong không gian hiện đại

VOV.VN - Diễn ra từ ngày 10 - 12/7, tại điểm dừng chân chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ, “Ngày hội Du lịch Văn hóa chợ nổi Cái Răng” lần thứ VII năm 2023 với khoảng 15 hoạt động chính và trên 60 gian hàng giới thiệu sản phẩm địa phương đã thu hút du khách đến tham quan, mua sắm, góp phần đưa chợ nổi Cái Răng trở thành thương hiệu du lịch trong và ngoài nước.

Trong tín ngưỡng Đạo giáo xưa kia của người Hoa, Bà Thiên Hậu hay còn gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu – là một nữ thần có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của họ.

Khoảng đầu thế kỷ 17, nhiều người Hoa không thể chịu đựng cảnh binh biến nên đã giong buồm xuôi về phương Nam mà tị nạn. Trên chuyến hải trình đấy, họ vẫn luôn mang theo bên mình những phong tục tập quán, những điển tích dân gian được lưu truyền qua bao thế hệ như cách để luôn nhớ về cố hương. Trong số đó, có cả tục thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu được người Hoa phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: Wikipedia.

Đến xứ Đàng Trong, họ được Chúa Nguyễn Phúc Tần khoan hồng và thu nhận làm con dân. Từ đây, Hiền Vương cho phép họ đi khẩn hoang vùng đất phía Đông để sinh sống và lập nghiệp.

Nhờ lối sống "phi thương bất phú" của người Hoa mà hoạt động giao thương tại vùng đất này ngày đêm tấp nập tàu bè thương lái đến buôn bán.

Khi đời sống vật chất đã đủ đầy, các cư dân nơi đây dần chú trọng nhiều hơn vào tín ngưỡng tâm linh. Họ cho xây dựng nhiều chùa chiền, am miễu để tạ ơn các vị thần đã chở che. Lẽ dĩ nhiên, không thể thiếu những ngôi chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Chùa Bà Thiên Hậu trong bức ảnh chụp vào khoảng năm 1865-1875 của nhiếp ảnh gia Pháp Emile Gsell.

Mãi cho đến hôm nay, tại các khu vực có người Hoa sinh sống tập trung trên khắp Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và một phần nhỏ duyên hải miền Trung, người ta vẫn còn thấy bóng dáng của các ngôi chùa Bà Thiên Hậu sừng sững uy nghiêm, nghi ngút khói hương, mang những lời nguyện cầu đi vào cõi hư không.

Ở TP.HCM, tại khu vực Chợ Lớn – nơi lưu giữ dấu ấn di sản của người Hoa Minh Hương xưa kia – cũng có một ngôi chùa Bà Thiên Hậu, giờ đây là một điểm đến tâm linh không thể bỏ qua của biết bao du khách khi đến thăm thành phố mang tên Bác.

Chùa Bà Thiên Hậu ở Quận 5, TP.HCM.

Thiên Hậu Thánh Mẫu trong tín ngưỡng của người Hoa

Trong tín ngưỡng Đạo giáo – một nhánh triết học và tôn giáo của Trung Quốc cực kỳ phổ biến và có sức ảnh hưởng trong dân gian – thường hay nhắc đến các vị tiên, thần.

Dưới góc nhìn tâm linh, người Hoa xem các thế lực siêu nhiên này là đấng tối cao "cứu nhân độ thế" và việc thờ cúng những vị tiên, thần là cách thể hiện sự kính trọng với họ. Bởi vậy, chúng ta thường thấy họ thờ Quan Công, Thần Tài, Thổ Địa… và đặc biệt hơn cả là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Thuở xưa, vì chú trọng thương nghiệp, những thương nhân người Hoa lênh đênh trên biển cả để mang hàng hóa đến các quốc gia khác buôn bán, trao đổi. Vì lẽ đó, họ gửi gắm niềm tin và cầu nguyện ơn lành đến Thiên Hậu Thánh Mẫu – người mà họ xem là thần biển, thường hiển linh trợ giúp kịp thời khi tàu thuyền gặp sóng to gió lớn.

Tượng thờ Bà Thiên Hậu ở chánh điện chùa.

Với họ, bà là một vị thần theo lệnh trời phò tá cho muôn dân. Và cũng chính vì điều đó mà qua các triều đại phong kiến Trung Quốc, bà luôn được truy phong của triều đình.

Thiên Hậu Thánh Mẫu là một nhân vật có thật trong lịch sử

Theo nghiên cứu của học giả Vương Hồng Sển, Thiên Hậu Thánh Mẫu vốn có tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh ngày 23/3/1044 (tính theo âm lịch), quê tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến. Bà được mẹ mang thai đến 14 tháng mới sinh, khiến những người dân khác trên đảo đều bàn tán.

Tuy nhiên, kỳ lạ hơn là sau khi ra đời ít lâu, những năm tháng tuổi còn nhỏ, Lâm Mặc Nương liền bộc lộ khả năng thiên bẩm của mình ở lĩnh vực thiên văn. Bà thường xuyên nhìn sao trời đoán thời tiết, giúp đỡ ngư dân trong vùng.

Về sau, có rất nhiều giai thoại huyền sử kể về khả năng đặc biệt này của bà nhưng thường được người dân truyền tai nhau nhất chính là chuyện về việc bà cứu giúp cha và các anh của mình trong một lần đi biển. Theo đó, chiếc thuyền chở cha và các anh của bà đi bán muối ở tỉnh Giang Tây đã bất ngờ gặp nạn trên biển.

Đêm hôm xảy ra chuyện chẳng lành, bà nằm mộng và xuất hồn đến cứu cha và các anh. Tuy nhiên, vì sóng dữ dồn dập, bà chỉ giải cứu được hai người anh của mình còn người cha thì bị cuốn đi mất dạng.

Từ đó, chuyện lạ về khả năng màu nhiệm này của Lâm Mặc Nương đã loan đi xa, khiến bà vô tình trở thành vị nữ thần được nhiều ngư dân tôn sùng. Họ thường xuyến khấn vái bà trong những lúc tàu thuyền gặp nguy nan.

Khói hương nghi ngút đưa những lời cầu nguyện của người dân đến Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Khi bà thăng thiên về trời, nhiều tài liệu cổ có ghi rằng, ngư dân trong vùng thường thấy bà hiển linh và giúp họ vượt biển an toàn. Người đời còn tin rằng bà là con gái Ngọc Hoàng nên sau khi bà mất liền cho dựng miếu thờ, gọi là miếu Ma Tổ.

Triều đình nhà Tống cũng nghe danh về sự linh ứng và quyền năng thần tiên của bà liền sắc phong cho bà là "Thần nữ", "Nam Hải thần nữ". Đến đời Tống Cao Tông đã sắc phong bà là "Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu nhân". Đời Nguyên Thế Tổ phong bà là "Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi". Đến đời vua Khang Hy (nhà Thanh), bà được truy phong "Thiên Hậu".

Cũng chính vì thế nên từ đó, muôn dân càng thêm tin tưởng về sự huyền diệu của Thiên Hậu. Ai ai cũng sùng bái bà và lập nhiều miếu thờ. Họ còn tổ chức nhiều lễ hội thường niên để cảm tạ công ơn của bà. Lâu dần, thờ phụng Thiên Hậu trở thành tín ngưỡng dân gian nổi tiếng nhất Trung Quốc.

Hằng năm, cứ vào ngày 23/3 âm lịch, người Hoa đều tổ chức lễ vía Bà ở các ngôi chùa thờ phụng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Khoảng 18/3 âm lịch, người Hoa sẽ tập trung về chùa để quét dọn, sửa sang, chuẩn bị cho ngày trọng đại. Nơi bà ngự được quét dọn sạch sẽ, căng màn che lại, sau đó làm lễ tắm tượng Bà và thay trang phục mới chỉnh tề.

Ngày 23/3 âm lịch hằng năm, cộng đồng người Hoa thường tổ chức lễ vía Bà tại Chùa Bà Thiên Hậu.

Đến ngày chính thức làm lễ vía, người ta mang theo nhang, đèn, trà, rượu, gà, vịt, heo đã làm sẵn để dùng làm lễ vật dâng lên Bà. Đúng 9 giờ là chính thức làm lễ vía Bà, bởi số 9 được người Hoa quan niệm là con số may mắn.

Khi cúng có người châm trà, rót rượu và đọc văn tế. Nội dung của văn tế là cầu cho mưa thuận, gió hòa, mua may bán đắt, làm ăn phát đạt, khỏe mạnh, an khang… Trong ngày vía này, người Hoa cũng mời các ban, ngành, đoàn thể đến tham dự, chung vui, dùng bữa cơm thân mật để thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng.