Nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bao gồm việc đầy đủ kê khai và nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bao gồm việc đầy đủ kê khai và nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
Trong Điều 3 trong Luật Đầu tư 2005 xác định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, hoặc là doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, hoặc mua lại.
Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2020 không sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài“, thay vào đó là thuật ngữ ‘tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài’. Điều này phản ánh sự thay đổi trong cách tiếp cận và pháp lý của các tổ chức kinh tế được thành lập hoặc có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam
Thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một phần quan trọng của môi trường kinh doanh. Việc hiểu về các loại thuế cũng như và tuân thủ các quy định thuế là chìa khóa để quản lý tài chính hiệu quả và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Sau đây là các loại thuế mà doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cần lưu ý.
Phí môn bài là khoản phí mà các doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý khi được thành lập và bắt đầu hoạt động, trước ngày cuối cùng của tháng khởi đầu. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng phải nộp lệ phí môn bài hàng năm trước ngày 30 tháng 1 của năm tiếp theo.
Theo quy định của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP, mức đóng lệ phí môn bài cho các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
Thuế giá trị gia tăng là khoản thuế được áp dụng dựa trên giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong chuỗi sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, khi phát sinh hóa đơn đỏ, họ phải nộp thuế giá trị gia tăng theo hai phương pháp: khấu trừ hoặc trực tiếp, tùy thuộc vào lựa chọn của doanh nghiệp từ khi thành lập công ty.
Công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và sử dụng lao động trực tiếp cần chịu trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên của mình. Điều này là một phần không thể thiếu của quản lý tài chính và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp này. Do đó, thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không chỉ bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân cho người lao động.
Thuế thu nhập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam áp dụng cho thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là:
Ngoài ra, các loại thuế khác cũng có thể được áp dụng tùy thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, và nhiều loại thuế khác.
Để đảm bảo công bằng cho tất cả các nhà đầu tư, việc tuân thủ nghĩa vụ thuế là rất quan trọng. Các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, đều phải tuân thủ pháp luật về thuế. Vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành.
Để tận hưởng chính sách ưu đãi thuế, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện cụ thể theo Luật Đầu tư 2020. Theo quy định, thuế thu nhập doanh nghiệp mặc định là 20%, nhưng có những trường hợp đặc biệt được hưởng các mức thuế ưu đãi.
Một số điều kiện được áp dụng thuế ưu đãi bao gồm:
Ngoài ra, doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, và thuế sử dụng đất tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường hợp.
Để phục vụ các tổ chức, cá nhân có liên quan thuận tiện tra cứu và thực hiện, ngành Thuế đã tổng hợp các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế thu nhập (thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân), các khoản thu từ đất đối với HTX; đồng thời hệ thống hồ sơ, thủ tục đề nghị hưởng ưu đãi, hỗ trợ. Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa thông báo về các nội dung chi tiết như sau:
1. Ưu đãi, hỗ trợ về thuế thu nhập
Chính sách hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với Hợp tác xã (HTX)
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng từ năm 2009), người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (gọi chung là doanh nghiệp). Trong số người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có tổ chức được thành lập theo Luật HTX (bao gồm: Tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX) thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế là đối tượng nộp thuế TNDN.
HTX được hưởng chính sách ưu đãi về thuế TNDN theo quy định của Luật Thuế TNDN. Theo đó, Luật Thuế TNDN quy định ưu đãi ở mức cao với HTX, đặc biệt là HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể như sau:
HTX được miễn thuế TNDN đối với các khoản thu nhập sau:
Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của HTX; thu nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản;
Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp;
Phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Áp dụng thuế suất ưu đãi 10% (trong khi thuế suất phổ thông là 20%) trong suốt thời gian hoạt động đối với thu nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, giống như các đối tượng nộp thuế TNDN khác, trường hợp HTX thực hiện dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng nếu đáp ứng điều kiện về lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi theo quy định của Luật Thuế TNDN thì được ưu đãi về áp dụng mức thuế suất thấp (10%, 15% và 17%) và thời gian miễn thuế, giảm thuế tương ứng theo quy định của Luật Thuế TNDN.
Về điều kiện áp dụng ưu đãi thuế và thủ tục kê khai áp dụng ưu đãi TNDN:
Điều 18 Luật Thuế TNDN quy định:
“Điều 18. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế
1. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại các điều 13. 14, 15, 16 và 17 của Luật này áp dụng đôi với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai...
2. Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhâp từ hoạt đông sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không được ưu đãi thuế; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế trên tông doanh thu của doanh nghiệp”.
Như vậy, để đủ điều kiện ưu đãi thuế TNDN thì HTX thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai. Thực hiện nguyên tắc người nộp thuế tự khai, tự nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế (áp dụng từ ngày 01/7/2007), HTX tự xác định số thuế TNDN được hưởng ưu đãi và thực hiện kê khai, nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế. Cụ thể, theo quy định hiện hành, HTX thực hiện quyết toán thuế TNDN hằng năm theo mẫu 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính và gửi kèm theo phụ lục về ưu đãi tùy theo thực tế phát sinh của HTX.
2. Hỗ trợ về các khoản thu liên quan đến đất đai
Về ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước:
Chính sách ưu đãi: Trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm mà dự án thực hiện tại vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; đất sử dụng vào mục đích sản xuất xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; đất sử dụng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh của dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư thì mức tỷ lê % giá đất để xác định đơn giá thuê đất môt năm tối thiểu không thấp hơn 0,5% (trong khi mức tỷ lê % tính đơn giá thuê đất đối với các dư án thông thường là 1 %; mức tỷ lê % tính đơn giá thuê đất đối với đất thương mại dich vụ tối đa là 3%).
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản tối đa là 03 năm; sau thời gian miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước xây dựng cơ bản thì thực hiện miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước từ 03 năm đến cả thời hạn thuê đất nếu HTX thực hiện dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật vê đầu tư (trong đó có quy định HTX nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở HTX, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuât nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối sẽ được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê theo điểm g khoản 1 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ). Đồng thời quy định giảm 50% tiền thuê đất trong trường hợp HTX thuê đất để sử dụng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh (điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP).
Như vậy, chính sách về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước hiện hành đã quy định mức ưu đãi cao cho đối tượng là HTX nhằm thúc đẩy HTX phát triển.
Tại khoản 3 Điều 59 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính đã quy định hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với HTX một cách đơn giản gồm những giấy tờ thiết yếu nhất để xác định đúng dự án được hưởng ưu đãi miễn, giảm bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải cấp các loai giấy tờ này theo pháp luật về đầu tư);
c) Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền theo pháp luật về đầu tư (trừ trường hơp dự án đầu tư không thuộc diện phải cấp Quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư) hoặc vãn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư hoặc văn bản phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật;
d) Bản sao Quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(Tại hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với Hợp tác xã không quy định phải có Hợp đồng thuê đất)
Như vậy, pháp luật hiện hành đã đơn giản hóa về thủ tục hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước để tạo điều kiện thuận lợi cho Hợp tác xã được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai của Nhà nước.
Về thuế sử dụng đất nông nghiệp
Chính sách ưu đãi: Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời góp phần hỗ trợ đối với nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Cụ thể:
Năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp như các năm trước đến hết năm 2010; đồng thời mở rộng đối tượng miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ nông dân, hộ nông trường viên, xã viên HTX.
Năm 2010, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2020.
Năm 2016, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2020; và năm 2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 107/2020/QH14 ngày 10/6/2020 về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, Quốc hội đã quyết đinh miễn thuế sử dụng đất nông nghiêp đến hết năm 2025 cho hầu hết các đối tương, trong đó có: (i) Hộ gia đình, cá nhân là thành viên HTX sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của HTX, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; (ii) Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp góp quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật HTX,... (trừ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang quản lý nhưng không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà giao cho tố chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp thì phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp).
Như vậy, theo quy định của pháp luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành (Nghị quyết số 107/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội) thì HTX đang được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025.
Thủ tục đề nghị hưởng ưu đãi: Theo quy định tại khoản 4 Điều 58 Thông tư số 80/2021/TT-BTC về hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp thì: “Đối với các trường hợp miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết của Quốc hội đối với từng thời kỳ thì thực hiện theo quy định tại Nghị quyết của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành”.
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 21/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định: Căn cứ sổ thuế sử dụng đất nông nghiệp (sổ thuế gốc, sổ theo dõi thu) năm 2016 và tình hình thực tế tại địa phương, Chi cục thuế phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rà soát và xác định đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định để chuyển từ sổ theo dõi thu sang sổ thuế gốc.
Người nộp thuế đã có tên trong sổ thuế sử dung đất nông nghiệp nay thuộc đối tương được miễn thuế theo quy định thì không phải kê khai lại và làm lại hồ sơ xét miễn thuế. Cơ quan thuế thực hiện chuyển sổ theo dõi theo hướng dẫn nêu trên và ban hành quyết định miễn thuế theo quy định. Trường hơp phát sinh mới đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thì cơ quan thuế phối hợp với UBND cấp xã và các tổ chức, đơn vị có liên quan hướng dẫn người nộp thuế kê khai và lập hồ sơ miễn thuế theo quy định, đồng thời cơ quan thuế bổ sung sổ thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã tạo điều kiện để người nộp thuế thuộc diện được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã có tên trong sổ thuế thì không phải kê khai lại hồ sơ xét miễn thuế nên không phát sinh thủ tục hành chính.
Bài III: Tam nông, nhìn từ Trung Quốc
Chính sách tam nông của Trung Quốc đang bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử. Sản xuất lương thực, thu nhập của nông dân tăng hằng năm. Ngân sách trung ương dành hỗ trợ cho các dự án tam nông không ngừng tăng, năm 2007 đạt 3.917 tỷ nhân dân tệ (1 Nhân dân tệ tương đương 2.200đồng). Sáu tháng đầu năm 2007, thu nhập bình quân của nông dân đạt 2.111 nhân dân tệ, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2006, cao nhất từ 1995 đến nay. Sản xuất nông nghiệp có những bước tiến mới, bùng nổ phát triển tổ chức hợp tác nông dân chuyên sâu, thúc đẩy phát triển theo phương thức "nhất thôn nhất phẩm" (mỗi thôn một sản phẩm).
Gia Chủy trước đây là thôn đánh cá và trồng trọt nghèo nhất huyện Cao Thuần (Giang Tô), từ khi mở mang nghề đóng tàu và vận tải thủy, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Gia Chuỷ đã trở thành thôn điển hình toàn quốc về nhiều mặt. Trao đổi với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nhân chuyến thăm Trung Quốc, Bí thư Đảng ủy thôn Gia Chủy cho rằng, đó là kết quả của quá trình loại bỏ suy nghĩ phát triển nông thôn chỉ với nguồn đất hạn chế, đột phá khai thác thế mạnh, mở mang ngành nghề. Yếu tố quyết định là lãnh đạo thông suốt, dám làm, quyết tâm cống hiến, kích thích ý thức lập nghiệp và làm giàu của dân. Hiện ở Gia Chuỷ đã có những "biệt thự nông dân", bên cạnh các "chung cư nông dân", nằm trong khu quy hoạch nông thôn mới.
Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp là một giải pháp để Trung Quốc thực hiện chính sách tam nông hiệu quả. Tính đến cuối năm 2007, Trung Quốc có khoảng 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông sản, kéo theo sự phát triển của hơn 90,9 triệu hộ sản xuất. Chính sách giáo dục "lưỡng miễn nhất bổ" (miễn phí sách vở, các khoản tạp phí và trợ cấp tiền sinh hoạt phí cho học sinh nội trú thuộc các gia đình khó khăn) đã chung sức gánh vác trách nhiệm cho 150 triệu gia đình có con đang học tiểu học, trung học.
Để đạt được những kết quả trên, Chính phủ Trung Quốc đã thi hành một loạt biện pháp theo phương châm "cho nhiều, thu ít, tạo nhiều việc làm", mở rộng con đường giúp nông dân tăng thu nhập. Những biện pháp đó bao gồm:
Không ngừng tăng thêm sự chi viện của nhà nước cho phát triển nông nghiệp; ngày càng chú trọng tới khu vực nông thôn về các mặt tài chính, thu thuế; tích cực đưa ra các biện pháp, chính sách để giảm bớt khó khăn về tài chính cho các huyện, xã khu vực nông thôn, tăng thêm nguồn ngân sách cho phát triển giáo dục, y tế, văn hoá đối với khu vực nông thôn. Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường chính sách trợ cấp đối với nông dân.
Cố gắng khai thác tiềm lực, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, căn cứ theo nhu cầu của thị trường, đưa ra các biện pháp thích hợp cho từng khu vực để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đẩy mạnh phát triển xí nghiệp hương trấn, nhanh chóng đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; phát triển các ngành sản xuất tập trung lao động cao và dịch vụ ở nông thôn, tăng cường thu hút nguồn lao động nông thôn làm việc tại địa phương.
Tích cực giải quyết và xoá bỏ những quy định không hợp lý, dần dần xây dựng chế độ việc làm có sự cạnh tranh công bằng và thị trường lao động thống nhất giữa thành thị và nông thôn.
Công nghiệp hoá nông nghiệp, trồng rau bằng máy vi tính, tiếp thị sản phẩm nông nghiệp qua mạng internet, đó là những kỳ tích mà trước đây có nằm mơ nông dân Trung Quốc cũng không dám nghĩ tới. Vậy mà giờ đây tại các tỉnh như Quảng Đông, Phúc Kiến, Thiên Tân, những chuyện như vậy đã xuất hiện tương đối phổ biến. Người nông dân đời này qua đời khác quen dựa vào ông trời cuối cùng đã "lột xác", rửa chân lên bờ nghe điện thoại di động gọi đặt hàng. Một tầng lớp không phải công nhân cũng không phải nông dân ra đời, đó là công nhân nông nghiệp. Điều kỳ diệu ấy có được nhờ chính sách tam nông.
Có một điều dễ nhận thấy là nhờ thực hiện chính sách tam nông, nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc thực sự khởi sắc, trái với những cảnh báo tồi tệ trước khi gia nhập WTO. Sản xuất rau quả và thịt tăng nhanh, hiện là một trong những nước sản xuất lớn nhất các mặt hàng như thịt heo (46% sản lượng thế giới), bông sợi (24%), trà (23%). Sản xuất thủy hải sản tăng gấp ba lần trong 10 năm, chiếm 1/3 sản lượng thế giới. Trung Quốc đứng thứ 8 trên thế giới về xuất khẩu nông sản.
Đó là kết quả của một số điều chỉnh thức thời khi gia nhập WTO nhằm giúp nông dân đứng vững. Một tháng rưỡi sau ngày gia nhập WTO, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã nhìn thấy tận mắt những bất lợi của nông dân. Cơ bản là việc phải dỡ bỏ các hàng rào thương mại và mở cửa thị trường trong nước. Khó khăn tăng thêm trong việc kinh doanh các mặt hàng nông sản và sức ép về hệ thống phân phối. Vào thời điểm năm 2001, khi Trung Quốc đã là thành viên của WTO, giá cả của các mặt hàng lúa mì, đậu nành, bắp, vải sợi, dầu thực phẩm và đường cao hơn mức giá thế giới từ 10 đến 70%. Trong khi đó, thịt, rau quả và hải sản thấp hơn mức giá thế giới 40-80% nhưng lại gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về sự đa dạng, mẫu mã, hương vị và chế biến. Từ cán cân thuận lợi và bất lợi đó, Trung Quốc đã tìm ra giải pháp: tái cơ cấu nông nghiệp cũng như việc xuất nhập khẩu nông sản.
Do có nguồn lao động dồi dào nhưng lại không có được diện tích đất trồng tương ứng, Trung Quốc thực hiện kế hoạch phát triển lương thực trên quy mô lớn, nhằm nâng cao khả năng sản xuất nông nghiệp; tăng nhập khẩu lúa mì, ngũ cốc, cây lấy dầu, cây chế biến đường, đậu nành, bông; đẩy mạnh xuất khẩu rau quả, hoa màu và các sản phẩm rau quả có tỉ trọng lao động cao. Tập trung vào làm vườn, nuôi trồng thủy sản, đậu nành, chăn nuôi bò sữa, lương thực và các nguồn thực phẩm khác. Từ đó, quy hoạch nhiệm vụ chính tập trung vào sản xuất lúa gạo chất lượng cao ở sông Hoàng Hà và khu vực Huaihai, sản xuất bắp và đậu nành ở khu vực Đông Bắc và phía Đông khu vực Nội Mông, sản xuất bông ở Thiên Tân, thịt cừu và bê ở đồng bằng trung tâm, sản xuất bò sữa ở miền Bắc, trồng cam và hạt cải dầu ở sông Dương Tử,… Tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống sản xuất và kiểm tra được xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm nông nghiệp.
Ngoài việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, Trung Quốc còn thúc đẩy cải tổ việc quản lý trong nông nghiệp và hệ thống phân phối sản phẩm. Điều này còn quan trọng hơn việc tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ một loạt chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của chính phủ, việc giảm diện tích canh tác liên tiếp trong nhiều năm qua đã dừng lại. Thu nhập của nông dân tăng rõ rệt. Nông nghiệp đang được điều chỉnh cơ cấu sản xuất để các sản phẩm có tính cạnh tranh hơn. Nhằm hỗ trợ nông dân, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực đổi mới cách phát triển nông nghiệp – nông thôn, cố gắng đưa các giống mới chất lượng cao vào sản xuất và hỗ trợ tìm kiếm thị trường mới cho nông sản.
Kinh nghiệm thực hiện chính sách tam nông ở Trung Quốc là bài học cho chúng ta trong chiến lược đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nhằm rút ngắn khoảng cách giàu – nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân.
Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư còn băn khoăn về nghĩa vụ thuế đối với thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Vậy mức thuế suất áp dụng là bao nhiêu, có ưu đãi gì không? Bài viết này AZTAX sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc của bạn về chính sách thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.